Vai trò của ngũ cốc với người bị bệnh tiểu đường

4 cách giúp người tiểu đường tăng cường ăn ngũ cốc
Cách dễ nhất để ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt là thực hiện một vài quy tắc trong chế độ ăn uống của bạn. Chẳng hạn như thay vì ăn bánh mì làm từ gạo trắng (gạo qua tinh chế), người bệnh nên ăn thành bánh mì làm từ gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra, hãy chú ý tới những lời khuyên sau:
- Thêm các loại ngũ cốc như lúa mạch và bột mì khô vào súp, món hầm, sa lát, và thịt hầm.
- Khi bạn nướng bánh mì hoặc bánh xốp, thay vì bột mì trắng, hãy sử dụng một nửa bột mì nguyên chất và một nửa bột yến mạch, rau dền hoặc bột kiều mạch. Bạn cũng có thể sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt này trong bánh kếp và bánh quế.
- Thay vì có bánh quy giòn cho một bữa ăn nhẹ, hãy ăn bỏng ngô không cho thêm bơ và muối, khi đó bạn sẽ có những món ăn vặt từ các loại ngũ cốc nguyên hạt. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt không đường để chế biến món ăn sẽ tốt cho sức khỏe.
- Ăn các món ăn trong bữa phụ có nguyên liệu từ diêm mạch (quinoa) thay vì sử dụng gạo như thông thường. Bạn cũng có thể sử dụng diêm mạch rắc lên các món tôm và thịt gà thay vì trộn chúng với bột chiên hoặc vụn bánh mì.
Những lưu ý dành cho người bị bệnh tiểu đường khi đi mua ngũ cốc
Đôi khi việc tìm kiếm thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt trong siêu thị lại rất khó khăn. Bởi lẽ, bạn không thể biết chắc chắn chúng có làm từ ngũ cốc nguyên cám hay không. Do vậy, khi đi siêu thị mua đồ, hãy chú ý tới các đặc điểm sau
- Với các nhãn thực phẩm có chứa thuật ngữ như " bổ sung chất dinh dưỡng." chưa hẳn đã tốt cho bạn, bởi lẽ những loại thực phẩm này chỉ chứa một phần ngũ cốc, còn lại là các chất dinh dưỡng khác.
- Thực phẩm có nhãn "chứa ngũ cốc nguyên hạt", "được làm từ ngũ cốc nguyên hạt" hoặc "ngũ cốc hỗn hợp". Chúng có thể không phải là 100% ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tìm "ngũ cốc nguyên hạt" là thành phần đầu tiên được liệt kê trong mục nguyên liệu.
- Chú ý tới màu của thực phẩm. Ví dụ, bánh mì mà có màu nâu rất có thể là do nó chứa các thành phần được thêm vào, như đường mật.
Người bị mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng ngũ cốc như thế nào cho hợp lý
- 1/2 chén gạo lức nấu chín
- 1/2 chén bột yến mạch nấu chín
- 1 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
- 1/2 chén mì ống
Người mắc bệnh tiểu đường nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các cách chế biến phù hợp với từng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống. Như vậy, người bệnh và bác sĩ có thể có thể thống nhất với nhau về thực đơn và khẩu phần ăn phù hợp với sở thích của cũng như giúp họ kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu.

- Cám là lớp ngoài cùng. Cám chứa chất xơ, chất chống oxy hóa , vitamin B và khoáng chất.
- Nội nhũ là lớp giữa, tinh bột. Nội nhũ chứa chủ yếu là carbohydrate, nhưng cũng có một lượng nhỏ protein, vitamin B và khoáng chất.
- Mầm là phần bên trong, rất giàu vitamin và khoáng chất, cùng với các loại chất béo lành mạnh .
Thực phẩm nguyên hạt được làm bằng cả ba phần của hạt, vì vậy chúng có vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các loại ngũ cốc tinh chế chỉ có lớp nội nhũ tinh bột, vì vậy chúng có ít chất xơ và ít chất dinh dưỡng hơn .
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến hiện nay bao gồm:
- Hạt dền
- Gạo lức
- Tấm lúa mì (Bulgur)
- Kiều mạch
- Cây kê
- Cháo bột yến mạch
- Bắp rang bơ
- Cao lương
- Diêm mạch (Quinoa)
- hạt farro
- Yến mạch nguyên chất
- Lúa mạch đen
- Lúa mì
Ngũ cốc có thể sử dụng làm bữa phụ cho người đang mắc bệnh tiểu đường để cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể mà không làm tăng lượng đường trong máu.
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp đã nhiều thông tin bổ ích cho người bị bệnh tiểu đường. Bạn đọc có thể tự làm bột ngũ cốc cho người bị bệnh tiểu đường hoặc đơn giản là để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân xung quanh.