Chuyển đến nội dung
pro modafinil logo
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
Menu
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
  • 0922-063-063

Home » Bệnh gan » Tìm hiểu về bệnh viêm gan B

Tìm hiểu về bệnh viêm gan B

Dàn Ý Bài Viết

  1. Viêm gan B là gì?
  2. Các triệu chứng của viêm gan B là gì?
  3. Nguyên nhân nào gây viêm gan B?
  4. Mức độ phổ biến của bệnh
  5. Viêm gan B được chẩn đoán như thế nào?
  6. Viêm gan B được điều trị như thế nào?
  7. Các biến chứng của viêm gan B là gì?
  8. Viêm gan B và mang thai
  9. Làm thế nào để ngăn ngừa viêm gan B?

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B (hay còn gọi là viêm gan siêu vi B)  là một bệnh nhiễm trùng ở gan gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh có thể dẫn tới xơ gan, suy gan và ung thư. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Bệnh viêm gan B có thể lây lan khi mọi người tiếp xúc với máu, vết thương hở hoặc dịch trên cơ thể của người nhiễm vi rút viêm gan B.

Nếu đến khi trưởng thành mới bị nhiễm bênh, thì vẫn có thể điều trị để loại bỏ virus viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bị do yếu tố di truyền, một số trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến khi trưởng thành nhiễm virus viêm gan B không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Các triệu chứng của viêm gan B là gì?

Khi bạn bị nhiễm viêm gan B lần đầu, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

      • Vàng da: da hoặc mắt chuyển sang màu vàng
      • Nước tiểu: màu đậm hơn
      • Phân: nhợt nhạt, có màu sáng
      • Sốt
      • Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng
      • Các vấn đề về dạ dày: như chán ăn, buồn nôn và nôn
      • Đau bụng

Khi mắc bệnh, các triệu chứng sẽ không xuất hiện ngay, phải từ 1-6 tháng các triệu chứng và biểu hiện mới xuất hiện rõ ràng. Tuy vậy, khoảng 1/3 số người mắc bệnh không hề gặp phải các triệu chứng này, và phải đến khi thực hiện xét nghiệm máu mới phát hiện ra bệnh.

Nguyên nhân nào gây viêm gan B?

Viêm gan B được hình thành khi người bệnh bị nhiễm ví-rút viêm gan B, hay còn được gọi là virus HBV.

Các đường lây truyền virus viêm gan B bao gồm:

      • Tình dục. Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan B, tiếp xúc hay chạm phải máu, nước bọt, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người yêu, chồng/vợ xâm nhập vào cơ thể bạn.
      • Dùng chung kim tiêm. Virus viêm gan B lây lan dễ dàng qua kim và ống tiêm bị nhiễm máu.
      • Tiếp xúc nhiều với người bệnh. Nhân viên y tế và bất cứ ai khác tiếp xúc với máu người bị nhiễm viêm gan B có thể dễ dàng lây bệnh.
      • Di truyền. Phụ nữ mang thai bị viêm gan B có thể để lại di truyền cho em bé sau khi sinh. Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc-xin để ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh.

Mức độ phổ biến của bệnh

Hiện nay, số người mắc bệnh viêm gan B đã giảm từ mức trung bình 200.000 mỗi năm trong những năm 1980 xuống còn khoảng 20.000 vào năm 2016. Những người trong độ tuổi từ 20 đến 49 có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Chỉ 5% đến 10% người lớn và trẻ em trên 5 tuổi bị viêm gan B dẫn đến nhiễm trùng mãn tính (không thể điều trị khỏi hoàn toàn). Tuy nhiên, số người nhiễm bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi lại chiếm  tới 25% đến 50% và cao nhất là trẻ sơ sinh với 90%.

Viêm gan B được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan B, họ sẽ cho khám tổng quát và thực hiện xét nghiệm máu để biết chắc chắn bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Nếu bạn có các triệu chứng viêm gan B và men gan cao, bạn sẽ được kiểm tra các yếu tố như sau:

      • Kháng nguyên bề mặt viêm gan B và kháng thể (HBsAg). Kháng nguyên là protein trên virus viêm gan B. Kháng thể là protein được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch của bạn. Chúng sẽ xuất hiện trong máu của bạn từ 1 đến 10 tuần sau khi tiếp xúc. Nếu sau 4 đến 6 tháng, mà chúng không còn tồn tại trong cơ thể tức là bạn đã miễn nhiễm viên gan B. Nếu chúng vẫn trong cơ thể bạn sau 6 tháng, thì tình trạng bệnh của bạn là mãn tính.
      • Kháng thể bề mặt viêm gan B (chống HBs). Loại kháng thể này xuất hiện sau khi HBsAg biến mất. Chúng giúp bạn miễn dịch với viêm gan B để bạn không mắc lại bệnh nữa.

Lưu ý: Nếu tình trạng bệnh viêm gan B của bạn trở thành mãn tính, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ gan của bạn, hay còn được gọi là sinh thiết gan để biết mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm gan B được điều trị như thế nào?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với vi-rút, hãy đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để đưuọc điều trị nhanh chóng và kịp thời. Bac sĩ sẽ tiêm vắc-xin cho bạn và tiêm globulin miễn dịch viêm gan B. Loại protein này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống nhiễm trùng.

Nếu bạn bị bệnh, bác sĩ có thể cho bạn nằm nghỉ trên giường để giúp bạn khỏe nhanh hơn.

Bạn sẽ phải từ bỏ những thực phẩm hay đồ uống có thể làm tổn thương gan, như rượu và acetaminophen. Người bệnh cũng cần nghe bác sĩ tư vấn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc, phương pháp điều trị thảo dược hoặc thực phẩm chức năng nào khác. Bởi lẽ không phải loại thuốc điều trị viêm gan B nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, một số trong đó có thể gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, ăn uống lành mạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu vi-rút nhiễm trùng biến mất, bác sĩ sẽ cho bạn biết mầm bệnh trong cơ thể bạn hiện không hoạt động. Điều đó có nghĩa là không còn virus trong cơ thể bạn, khi xét nghiệm lại sẽ cho kết quả âm tính với viêm gan B, nhưng bác sĩ khi nhìn các chỉ số khác vẫn biết được bạn đã từng mắc bệnh viêm gan B. Nếu nhiễm trùng lâu hơn 6 tháng, thì bạn đã bị viêm gan B mãn tính và không thể chữa trị khỏi hoàn toàn, do đó bạn cần sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh.
Sau đây là danh sách thuốc hiện đang dùng để điều trị viêm gan B:

  • Entecavir (Baraclude): Đây là loại thuốc mới nhất cho bệnh viêm gan B. Thuốc hiện có ở dưới dạng chất lỏng hoặc thuốc viên.
  • Tenofovir (Viread): Hiện thuốc này óc ở dạng túi bột, hoặc dạng viên nén theo vỉ. Nếu dùng thuốc này, bác sĩ sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo nó không làm tổn thương thận của bạn.
  • Lamivudine (3TC , Epivir A / F, Epivir HBV, Heptovir): Thuốc ở dạng lỏng và viên nén theo vỉ, thường dùng một lần một ngày. Hầu hết mọi người không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nhưng nếu bạn dùng thuốc trong một thời gian dài, virus có thể kháng thuốc.
  • Adefovir dipivoxil (Hepsera): Thuốc này thường ở dạng viên, có tác dụng tốt đối với những người kháng với lamivudine, tức là mạnh hơn Lamivudine. Tuy nhiên, sử dụng liều cao có thể gây ra các vấn đề về thận.
  • Interferon alfa (Intron A, Roferon A, Sylatron). Thuốc này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Thuốc có thể dùng để tiêm trong vòng ít nhất 6 tháng. Thuốc không chữa được bệnh mà có tác dụng điều trị viêm gan. Thuốc có tác dụng phụ có thể làm người bệnh thấy chán ăn. Nó cũng làm giảmsố lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể khiến cho việc chống nhiễm trùng khó khăn hơn.

Các biến chứng của viêm gan B là gì?

Viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến:

  • Xơ gan hoặc sẹo gan
  • Ung thư gan
  • Suy gan
  • Bệnh thận
  • Vấn đề về mạch máu

Viêm gan B và mang thai

Nếu người mẹ bị nhiễm vi-rút viêm gan B có thể di truyền cho đứa trẻ trong bụng.  Tuy nhiên, thường là người mẹ đã bị viêm gan B trước khi mang thai, trường hợp đang mang thai mới bị nhiễm vi-rut viêm gan B là rất hiếm.

Nếu con bạn bị nhiễm virut và không được điều trị kịp thời, bé có thể bị các vấn đề về gan lâu dài. Tất cả trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, nên tiêm globulin-miễn dịch viêm gan B và vắc-xin viêm gan khi sinh và trong những năm đầu đời.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm gan B?

Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng viêm gan B lây lan, bạn có thể tham khỏa những khuyến cáo sau:

      • Tiêm vắc-xin (nếu bạn chưa bị nhiễm bệnh).
      • Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục.
      • Đeo găng tay khi bạn dọn dẹp, đặc biệt khi chạm vào băng vết thương, băng vệ sinh và khăn trải giường.
      • Băng bó các vết thương hở.
      • Không dùng chung các dồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ chăm sóc móng tay hoặc khuyên tai với bất kỳ ai.
      • Không nhai chung kẹo cao su, và mớm thức ăn trước cho bé.
      • Hãy chắc chắn rằng bất kỳ kim tiêm, hoặc dụng cụ làm móng tay và móng chân - đều được khử trùng đúng cách.
      • Làm sạch vết thương với thuốc sát trùng.
Đối tượng nên tiêm vắc-xin viêm gan BHiện nay, có 2 loại vắc-xin để tiêm viêm gan B cho người lớn từ 18 tuổi trở lên là Twinrix (thường tiêm 3 mũi) và Heplisav-B (Thường tiêm 2 mũi). Với trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng ngay trong năm đầu đời.

      • Những người tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh của bạn bè hoặc thành viên gia đình
      • Những ai quan hệ tình dục với nhiều người
      • Nhân viên chăm sóc sức khỏe
      • Người nhiễm HIV
      • Người bị tiểu đường từ 19 đến 59 tuổi
      • Nhân viên, giáo viên
      • Tù nhân
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã mang tới cho bạn đọc những kiến thức bổ ích vè viêm gan B. Nếu có bất kỳ dấu hiện hay nghi ngờ về bệnh, bạn nên đến các bệnh viện hoặc trung tâm y tế đáng tin cậy để làm xét nghiệm xem có bị nhiễm viêm gan B hay không. Nhờ đó, bệnh được phát hiện sớm và có thể điều trị dễ dàng hơn, tránh để lâu dẫn đến mãn tính và các biến chứng nguy hiểm.
Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

Cần phải làm gì khi mắc bệnh viêm gan C?

10 bệnh mãn tính nguy hiểm liên quan tới nghiện rượu

Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh U nang gan

Nguyên nhân gây nên các bệnh viêm gan

Liệu pháp bảo vệ gan khỏi viêm gan B

Triệu chứng và phương pháp điều trị ung thư gan

  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Xem Sản Phẩm Tại Đây

Copyright © 2020 Pro Modafinil. All rights reserved.

  • +84-922-063-063
  • [email protected]
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Facebook
Youtube