Chuyển đến nội dung
pro modafinil logo
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
Menu
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
  • 0922-063-063

Home » Bệnh Tiểu Đường » Tìm hiểu về bệnh tiền tiểu đường

Tìm hiểu về bệnh tiền tiểu đường

Dàn Ý Bài Viết

  1. 1. Bệnh tiền tiểu đường là gì?
  2. 2. Các triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường
  3. 3. Nguyên nhân gây ra bệnh tiền tiểu đường
  4. 4. Các yếu tố gây bệnh tiền tiểu đường
  5. 5. Các biến chứng của bệnh tiền tiểu đường
  6. 6. Biện pháp phòng ngừa

Tiền tiểu đường là bệnh rối loạn về chuyển hóa đường glucose trong máu khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên do mức độ vẫn nhẹ nên vẫn chưa được coi là bệnh tiểu đường. Bệnh tiền tiểu đường  có thể sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 và dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh tiền tiểu đường trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường (hay còn gọi là tiền đái tháo đường)  là bệnh xuất hiện khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Khi bệnh chưa đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng nếu người bị mắc bệnh tiền tiểu đường không thay đổi lối sống, người lớn và trẻ em bị tiền tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nếu bạn bị tiền tiểu đường,có thể dẫn tới bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng liên quan tới nội tạng - đặc biệt là tim, mạch máu và thận. Tuy nhiên, tiến triển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường loại 2 là có thể tránh được.

Ăn thực phẩm lành mạnh, làm cho hoạt động thể chất trở thành một phần của thói quen hàng ngày, cũng như việc giữ cân nặng hợp lý có thể giúp đưa lượng đường trong máu của bạn trở lại bình thường. Những thay đổi lối sống tương tự có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

2. Các triệu chứng của bệnh tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, nói cách khác, bệnh tiền tiểu đường rất khó để phát hiện sớm.  Một dấu hiệu có thể của tiền tiểu đường là da trở lên sẫm màu trên một số bộ phận của cơ thể, bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và đốt ngón tay.

Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng kinh điển cho thấy bạn đã chuyển từ tiền tiểu đường sang bệnh tiểu đường loại 2 lại rất rõ ràng. các triệu chứng trong giai đoạn này bao gồm:

  • Hay bị khô họng
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nhanh thấy đói
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Khả năng nhìn suy giảm

Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ?

Hãy liên hệ gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng về bệnh tiểu đường hoặc nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2. Bác sĩ sẽ tư vấn và sàng lọc lượng đường trong máu nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tiền tiểu đường

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tiền tiểu đường. Nhưng lịch sử gia đình, di truyền, thiếu hoạt động thể chất thường xuyên và thừa cân với lượng mỡ bụng dư thừa cũng đóng một vai trò quan trọng.

Nguyên nhân rõ ràng nhất là những người mắc bệnh tiền tiểu đường không còn khả năng chuyển hóa lượng đường (glucose) trong máu.Chính vì vậy, lượng đường sẽ tích tụ lại trong máu thay vì thực hiện công việc bình thường là cung cấp năng lượng cho các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô khác.

Hầu hết glucose trong cơ thể được lấy từ các nguồn thực phẩm bạn nạp vào. Khi thức ăn được tiêu hóa, đường sẽ đi vào máu. Để đường có thể di chuyển từ máu của bạn đến các tế bào của cơ thể đòi hỏi một loại hormone gọi là insulin. Insulin đến từ một tuyến nằm phía sau dạ dày gọi là tuyến tụy. Tuyến tụy tiết ra insulin vào máu khi bạn ăn.

Khi insulin lưu thông, nó cho phép đường đi vào các tế bào của bạn - và làm giảm lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu của bạn bắt đầu giảm, tuyến tụy sẽ làm chậm quá trình tiết insulin vào máu. Như vậy, khi bạn bị tiền tiểu đường, tức là quá trình này không hoạt động tốt. Tuyến tụy của bạn có thể không cung cấp đủ insulin hoặc tế bào trở nên kháng insulin và không cho phép đường đi vào cơ thể. Vì vậy, thay vì nạp nhiên liệu cho tế bào, đường sẽ tích tụ lại trong máu.

4. Các yếu tố gây bệnh tiền tiểu đường

Các yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường. Những yếu tố này bao gồm:

  • Cân nặng. Thừa cân là một yếu tố chính gây ra bệnh tiền tiểu đường. Bạn càng có nhiều mô mỡ - đặc biệt là bên trong và giữa cơ và da xung quanh bụng - các tế bào của bạn càng dễ kháng insulin.
  • Kích thước vòng eo. Kích thước vòng eo lớn có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang kháng insulin. Nguy cơ kháng insulin tăng lên đối với nam giới có vòng eo lớn hơn 100 cm, và đối với phụ nữ có vòng eo lớn hơn 90 cm.
  • Chế độ ăn. Ăn thịt đỏ ( ví dụ như thịt bò), thịt hộp, và uống đồ uống có đường,cũng gây ra nguy cơ dẫn đến tiền tiểu đường. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu có liên quan đến nguy cơ gây nên bệnh tiền tiểu đường thấp hơn.
  • Ít vận động. Bạn càng ít vận động, tập thể dục thì nguy cơ bị mắc tiền tiểu đường càng cao. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, sử dụng hết lượng đường để tạo năng lượng và khiến cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn.
  • Tuổi tác. Mặc dù bệnh tiểu đường có thể phát triển ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bênh cao hơn.
  • Lịch sử gia đình. Nguy cơ tiền tiểu đường của bạn tăng lên nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Yếu tố về địa lý. Theo thống kê, những người thuộc một số chủng tộc nhất định - bao gồm người Mỹ gốc Phi, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và người dân đảo Thái Bình Dương - có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn bị tiểu đường khi đang mang thai (tiểu đường thai kỳ), bạn và con bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bạn ít nhất ba năm một lần.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Tình trạng này đặc trưng bởi chu kỳ kinh nguyệt không đều, mọc tóc nhanh quá mức và béo phì. Những điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Rối loạn giấc ngủ. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ-một tình trạng làm gián đoạn giấc ngủ liên tục, có nguy cơ kháng insulin cao hơn.
  • Khói thuốc lá. Hút thuốc có thể làm tăng khả năng kháng insulin.

Các yếu tố khác liên quan đến tiền tiểu đường bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp
  • Hàm lượng chất béo trung tính cao (đây là một loại chất béo trong máu của bạn)

Những yếu tố này thường đi kèm với tình trạng béo phì,  và chúng có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Sự kết hợp của ba hoặc nhiều trong số các yếu tố này thường được gọi là hội chứng chuyển hóa.

5. Các biến chứng của bệnh tiền tiểu đường

Hậu quả nghiêm trọng nhất của tiền tiểu đường là tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh tiểu đường loại 2 lại có thể dẫn đến các vấn đề sau:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Tổn thương thần kinh
  • Vấn đề về thị lực, có thể mất thị lực

Tiền tiểu đường có liên quan đến các cơn đau tim không được nhận biết (im lặng) và có thể làm hỏng thận của bạn, ngay cả khi bệnh không tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2.

6. Biện pháp phòng ngừa

Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa tiền tiểu đường và nguy cơ bệnh tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 - ngay cả khi gia đình bạn có người bị mắc bệnh tiểu đường. Hãy thử thực hiện theo các lời khuyên sau:

  • Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe
  • Thực hiện các hoạt động thể dục nhịp điệu, các bài tập nhẹ nhàng ít nhất 150 phút một tuần, hoặc khoảng 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần
  • Giảm cân
  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol
  • Không hút thuốc

Hi vọng những thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường nói chung cũng như bệnh tiền tiểu đường nói riêng. Hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể thao cùng lối sống lành mạnh để đẩy lùi nguy cơ mắc bênh tiền tiểu đường.

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

[CẢNH BÁO] Kudzu root là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng.

Biến chứng mãn tính ở bệnh nhân tiểu đường

Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ

Nên ăn và nên kiêng ăn gì khi bị mắc bệnh tiểu đường?

Những thói quen tốt có thể giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường

  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Xem Sản Phẩm Tại Đây

Copyright © 2020 Pro Modafinil. All rights reserved.

  • +84-922-063-063
  • [email protected]
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Facebook
Youtube