Chuyển đến nội dung
pro modafinil logo
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
Menu
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
  • 0922-063-063

Home » Bệnh Tiểu Đường » Phân biệt chi tiết về bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Phân biệt chi tiết về bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Dàn Ý Bài Viết

  1. Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là gì?
  2. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?
  3. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh tiểu đường?
    1. Đối với bệnh tiểu đường loại 1
    2. Đối với bệnh tiểu đường loại 2
  4. Mức độ phổ biến của bệnh tiểu đường
  5. Các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2
  6. Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2?
  7. Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 được điều trị như thế nào?
  8. Chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là gì?

Có hai loại tiểu đường chính bao gồm: loại 1 và loại 2. Cả hai loại tiểu đường đều là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường hoặc glucose trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường. Glucose là nhiên liệu nuôi sống các tế bào trong cơ thể, nhưng để glucose có thể đi vào trong cơ thể thì cần có isulin.

Cơ thể của những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, không sản xuất ra insulin dẫn đến việc glucose không thể lưu thông. Cơ thể của người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không đáp ứng đủ lượng insulin cần thiết thậm chí là kháng lại chất này. Nếu giả sử isulin là một chiếc chìa khóa, thì  người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không có chiếc chìa khóa này, còn người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì lại có một chiếc chìa khóa hỏng.

Cả hai loại bệnh tiểu đường đều là bệnh mãn tính và có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều đó làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường .

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Cả hai loại bệnh tiểu đường, nếu không được kiểm soát, đều có chung nhiều triệu chứng, bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Hay bị khô họng
  • Nhanh cảm thấy đói
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi mệt mỏi
  • Tầm nhìn kém, nhìn mờ
  • Vết cắt hoặc vết loét lâu lành

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 thường rơi vào trạng thái căng thẳng, tâm trạng lo âu, dễ nổi nóng, thậm chí sụt cân bất thường. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể bị tê và ngứa ran ở tay hoặc chân.

Mặc dù nhiều triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 là tương tự nhau, nhưng chúng biểu hiện theo những cách rất khác nhau. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ không có triệu chứng bệnh trong nhiều năm, mà chúng thường phát triển chậm theo thời gian. Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoàn toàn không có triệu chứng ban đầu và người mắc bệnh tiểu đường không phát hiện ra tình trạng của họ cho đến khi xuất hiện các biến chứng.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 thường phát triển nhanh, có thể là trong vài tuần. Bệnh tiểu đường loại 1, còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, bởi lẽ bệnh thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy vậy, người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể có tên tương tự, nhưng chúng là những bệnh khác nhau với những nguyên nhân khác nhau rõ rệt.

Đối với bệnh tiểu đường loại 1

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ chống lại virus và vi khuẩn có hại. Ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Sau khi các tế bào beta này bị phá hủy, cơ thể không thể sản xuất insulin.

Các nhà nghiên cứu hiện chưa lý giải đưuọc tại sao hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào của cơ thể. Người ta cho rằng nguyên nhân có thể có liên quan đến các yếu tố di truyền hoặc môi trường. Hiện nay, vấn đề này vẫn đang được tiến hành nghiên cứu.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có hệ miễn dịch kháng insulin. Cơ thể vẫn sản xuất insulin, nhưng không thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Các nhà nghiên cứu hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác tại sao một số người lại kháng insulin và những người khác thì không. Tuy nhiên, họ cho rằng một số yếu tố liên quan lối sống sinh hoạt có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Các yếu tố di truyền và môi trường khác cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Bởi lẽ, khi mắc bệnh, tuyến tụy sản xuất quá nhiều insulin nhưng cơ thể bạn không thể sử dụng insulin hiệu quả, glucose sẽ tích tụ trong máu.

Mức độ phổ biến của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường loại 2 phổ biến hơn nhiều so với bệnh tiểu đường loại 1. Theo Báo cáo thống kê từ một nguồn đáng tin cậy về sô bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì có 30,3 triệu người ở Hoa Kỳ trong năm 2017. Điều này có nghĩa là cứ 10 người thì lại có 1 người bị mắc bệnh tiểu đường. Trong số những người mắc bệnh tiểu đường thì có tới 90 đến 95 phần trăm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng theo tuổi. Những người mắc bệnh tiểu đường chiếm chưa tới 10% dân số, nhưng trong số những người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh này lên tới 25,2%. Chỉ có khoảng 0,18 phần trăm số người bị bệnh tiểu đường là trẻ em dưới 18 tuổi vào năm 2015.

Xét về giới tính, tỉ lệ mắc bệnh tiếu đường giữa nam và nữ là như nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ lệ này có chút khác biệt giữa các chủng tộc và sắc tộc nhất định. Người Mỹ bản địa và thổ dân Alaska có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất ở cả nam và nữ. Những người da đen ở Tây Ban Nha có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người da trắng gốc Tây Ban Nha.

Các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm:

    • Tiền sử gia đình: Những người có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
    • Tuổi: Bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.
    • Địa lý: Những quốc gia ở càng xa xích đạo thì có số lượng người mắc bệnh tiểu đường cao hơn những quốc gia khác
    • Di truyền học: Sự hiện diện của một số gen chỉ ra nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1.

Hiện chưa có biện pháp phòng tránh triệt để bệnh tiểu đường loại 1.

Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu:

  • Bị mắc bệnh tiền tiểu đường (lượng đường trong máu tăng nhẹ)
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có một thành viên gia đình bị mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Trên 45 tuổi
  • Ít vận động, ít tham gia các hoạt động thể chất
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ- loại bệnh tiểu đường khi mang thai
  • Mang thai và sinh ra một em bé nặng hơn 4kg
  • Là người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha hoặc Mỹ Latinh, người Mỹ gốc Ấn Độ hoặc thổ dân Alaska
  • Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có nhiều mỡ bụng

Có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 thông qua việc thay đổi lối sống:

  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Nếu bạn thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì, hãy liên hệ với bác sĩ để xây dựng kế hoạch giảm cân lành mạnh.
  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, không ăn quá nhiều và giảm lượng thức ăn có đường

Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2?

Xét nghiệm chính là phương pháp có thể chẩn đoán được bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 được gọi là "xét nghiệm glycated hemoglobin (A1C)". Xét nghiệm A1C là xét nghiệm máu, có thể xác định lượng đường trung bình trong máu của bạn trong vòng hai đến ba tháng gần nhất.

Lượng đường trong máu của bạn càng cao trong những tháng gần nhất, mức A1C của bạn sẽ càng cao. Mức A1C từ 6,5 trở lên cho thấy bạn có khả năng cao bị mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 được điều trị như thế nào?

Không có cách chữa bệnh tiểu đường loại 1. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không sản xuất insulin, vì vậy nó phải được tiêm thường xuyên vào cơ thể bạn. Một số người tiêm thuốc vào mô mềm, chẳng hạn như dạ dày, cánh tay hoặc mông, vài lần mỗi ngày. Những người khác sử dụng máy bơm insulin. Bơm insulin cung cấp một lượng insulin ổn định vào cơ thể thông qua một ống nhỏ.

Xét nghiệm đường huyết là một phần thiết yếu của việc quản lý bệnh tiểu đường loại 1, bởi vì mức độ có thể tăng và giảm nhanh chóng.

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát và thậm chí đảo ngược với chế độ ăn kiêng và tập thể dục một mình, nhưng nhiều người cần hỗ trợ thêm. Nếu thay đổi lối sống không đủ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Theo dõi lượng đường trong máu của bạn là một phần thiết yếu trong quản lý bệnh tiểu đường vì đó là cách duy nhất để biết bạn có đạt được mức mục tiêu hay không. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị kiểm tra lượng đường trong máu của bạn đôi khi hoặc thường xuyên hơn. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm insulin.

Với việc theo dõi cẩn thận, bạn có thể đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường và ngăn ngừa sự phát triển của các biến chứng nghiêm trọng.

Chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh tiểu đường

 

Điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng là một phần quan trọng trong cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, hãy tới bác sĩ để xác định lượng insulin bạn cần tiêm sau khi ăn một số loại thực phẩm. Ví dụ, carbohydrate trong một số loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải sử dụng insulin, nhưng liều lượng insulin như thế nào thì bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần tập trung vào việc ăn uống lành mạnh. Giảm cân thường là một phần quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường loại 2, vì vậy bạn cần đặt kế hoạch nấu những bữa ăn ít calo, hạn chế tối thiểu ăn đồ ăn vặt để giảm hấp thụ chất béo động vật.

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

[CẢNH BÁO] Kudzu root là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng.

Biến chứng mãn tính ở bệnh nhân tiểu đường

Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu về bệnh tiền tiểu đường

Nên ăn và nên kiêng ăn gì khi bị mắc bệnh tiểu đường?

  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Xem Sản Phẩm Tại Đây

Copyright © 2020 Pro Modafinil. All rights reserved.

  • +84-922-063-063
  • [email protected]
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Facebook
Youtube

Đặt Hàng Qua Messenger Facebook