Chuyển đến nội dung
pro modafinil logo
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
Menu
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
  • 0922-063-063

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường

Dàn Ý Bài Viết

  1. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và lượng đường trong máu
  2. Liệu mất ngủ có gây ra sự kiểm soát lượng đường trong máu kém?
  3. Nguyên nhân tại sao người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị mất ngủ
  4. Làm thế nào để ngủ ngon ? Bảy lời khuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chắc hẳn có rất nhiều người sẽ băn khoăn tại sao từ lúc bị mắc bệnh tiểu đường lại hay mất ngủ, liệu có cách nào khác phục tình trạng này không? Chúng ta cùng tìm hiểu mối liên hệ giữa giấc ngủ và lượng đường trong máu cũng như bệnh tiểu đường ở bài viết dưới đây nhé.

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và lượng đường trong máu

Theo một thống kê tại Thái Lan, có hơn 60% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2 có gặp phải triệu chứng rồi loạn giấc ngủ. Lượng đường trong máu của người bệnh mắc tiểu đường thường là rất cao. Do đó, khi thận cố gắng hạ đường huyết lúc đi tiểu, bệnh nhân có thể phải đi vệ sinh cả đêm, gây ra giấc ngủ không liên tục và không thể ngủ ngon. Do đó, bệnh tiểu đường có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bệnh nhân và khiến ngủ không đủ giấc. Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy giấc ngủ kém có thể gây ra tiền tiểu đường và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lượng đường trong máu cao nên là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho những người mắc bệnh tiểu đường không thể ngủ ngon. Những người ăn nhiều thực phẩm có nhiều đường hoặc carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Vì vậy, để kiểm soát lượng đường trong máu, trước tiên chúng ta phải ngủ đủ giấc vào ban đêm để có thể có đủ năng lượng vào ban ngày.

 

Trong trường hợp không ngủ, cơ thể có thể tạo ra phản ứng kháng lại với insulin, đây chính là tiền thân gây nên bệnh tiểu đường. Nhiệm vụ của Insulin là giúp cơ thể chuyển đổi glucose thành năng lượng. Nếu insulin bị loại bỏ, glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin bình thường, có thể gây ra bệnh tiểu đường. Vì vậy, có được một giấc ngủ hợp lý và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng quan trọng không kém đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Trung bình, chúng ta cần ngủ khoảng 7,5 giờ mỗi đêm và thời gian ngủ bao lâu tùy thuộc vào từng người mà khác nhau, có thể có người chỉ  ngủ trong 4 giờ là đủ, nhưng cũng có người cần ngủ tới tận 10-11 giờ.

Liệu mất ngủ có gây ra sự kiểm soát lượng đường trong máu kém?

Mất ngủ sẽ làm giảm nồng độ leptin trong cơ thể và tăng nồng độ hormone tăng trưởng (Ghrelin ). Đồng thời, nó cũng làm tăng sự thèm ăn của người bệnh, dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều. Chính vì vậy, các vấn đề kéo theo như thừa cân và kiểm soát đường huyết kém dễ trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều nguồn nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người ngủ quá ít ( ít hơn 5 giờ) có mức đường huyết lúc đói và giá trị HbA1c cao hơn so với những người có giấc ngủ đầy đủ. Ngoài ra, những người có chất lượng giấc ngủ kém cũng có HbA1c cao hơn. Những điều này cho thấy số giờ ngủ  và cả chất lượng giấc ngủ đều ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng đường trong máu.

Nguyên nhân tại sao người bị bệnh tiểu đường thường dễ bị mất ngủ

  • 1. Bệnh thần kinh tiểu đường: Tê tay, tê chân hoặc đau chân tay do bệnh lý thần kinh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây mất ngủ.
  • 2. Hạ đường huyết nửa đêm: Khi hạ đường huyết xảy ra vào ban đêm, đổ mồ hôi ban đêm, mơ màng, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ .
  • 3. Hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA): Hội chứng này thường xảy ra ở bệnh nhân béo phì. Bệnh nhân có thể có chất lượng giấc ngủ kém do nhịp thở không đều hoặc bị gián đoạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 86% bệnh nhân béo phì và bệnh nhân tiểu đường có vấn để về OSA, và vấn đề OSA càng nghiêm trọng thì việc kiểm soát đường huyết càng khó kiểm soát.

Làm thế nào để ngủ ngon ? Bảy lời khuyên để cải thiện chất lượng giấc ngủ

1. Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi: rèn luyện thói quen thức dậy và đi ngủ vào một thời gian cố định, và cố gắng làm cho thời gian ngủ ổn định mỗi ngày.

2. Ngủ trưa: ngủ trưa quá muộn hoặc quá lâu rất dễ gây khó ngủ vào ban đêm. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu dường có thói quen ngủ trưa nên kiểm soát thời gian ngủ trưa từ 15 - 30 phút là hợp lý.

3. Cải thiện môi trường ngủ: giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, tắt đèn khi ngủ và để nhiệt độ trong phòng thoải mái, không nên bật điều hòa quá lạnh hoặc để máy sưởi quá nóng.

4. Chú ý đến bữa tối: Tránh ăn quá no hoặc ăn quá ít để bị đói, và hạn chế ăn thức ăn cay cũng như đồ ăn có chứa dầu mỡ.

5. Giảm lượng caffeine trong đồ uống vào buổi tối: Tránh uống cà phê và đồ uống có nhiều caffeine.

6. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Không sử dụng máy tính hoặc điện thoại di động trước khi đi ngủ.

7. Giữ tâm trạng vui vẻ: Có thể áp dụng bằng cách thiền trước khi đi ngủ, như vậy bạn sẽ thấy thư giãn và giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.

 Hi vọng bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn và cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về mối liên hệ giữa giấc ngủ và người mắc bệnh tiểu đường.

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

[CẢNH BÁO] Kudzu root là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng.

Biến chứng mãn tính ở bệnh nhân tiểu đường

Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu về bệnh tiền tiểu đường

Nên ăn và nên kiêng ăn gì khi bị mắc bệnh tiểu đường?

  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Xem Sản Phẩm Tại Đây

Copyright © 2020 Pro Modafinil. All rights reserved.

  • +84-922-063-063
  • promodafinil.com@gmail.com
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Facebook
Youtube