Chuyển đến nội dung
pro modafinil logo
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
Menu
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
  • 0922-063-063

Home » Dược Liệu » Cây Nhọ Nồi - Tác Dụng Trị Bệnh Và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu

Cây Nhọ Nồi - Tác Dụng Trị Bệnh Và Các Bài Thuốc Từ Dược Liệu

Dàn Ý Bài Viết

  1. Đặc điểm thực vật của cây nhọ nồi
  2. Phân bố và môi trường sống của cây nhọ nồi
  3. Thành phần hóa học của cây nhọ nồi
  4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản cây nhọ nồi
  5. Tính vị và quy kinh của cây nhọ nồi
  6. Tác dụng cây nhọ nồi
  7. Cách dùng và liều lượng cây nhọ nồi
  8. Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi
  9. Lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi

Theo một số tài liệu dược học của Trung Quốc, cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu và kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, dược liệu thường chủ trị các bệnh như viêm họng hoặc xuất huyết tử cung. Bên cạnh đó, thảo dược còn được sử dụng làm thuốc bổ âm điều kinh và hỗ trợ chữa ung thư, đặc biệt ung thư dạ dày.

Cây nhọ nồiCây nhọ nồi
Cây nhọ nồi và những công dụng chữa bệnh bất ngờ

+ Tên khác: Hàn liên thảo, thủy hạn liên, bạch hoa thảo, mặc hán liên, cỏ mực,…

+ Tên khoa học: Eclipta prostrata L.

+ Họ: Cúc Asteraceae

Đặc điểm thực vật của cây nhọ nồi

Là cây thảo có chiều dài 80 cm. Toàn thân có lông cứng. Lá mọc đối xứng nhau, có chiều dài 2 – 8 cm và rộng 5 – 15 mm. Hai bên mặt lá có lông. Hoa mọc đơn độc, cánh nhỏ, có đường kính từ 6 – 8 mm. Hoa hàn liên thảo có màu trắng, có nét giống hoa hướng dương. Quả bế hoặc dẹt, đầu cụt, có cánh với chiều dài 3 mm và rộng 1.5 mm. Rễ cây có màu xám, hình trụ.

Phân bố và môi trường sống của cây nhọ nồi

Hàn liên thảo phát triển phổ biến ở vùng ôn đới, những nơi đất ẩm ướt. Cây thường mọc hoang dại ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, dược liệu phân bố rộng ở các nước sau:

  • Thái Lan
  • Trung Quốc
  • Nepal
  • Ấn Độ
  • Brazil

Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở các khu vực đồng bằng.

Thành phần hóa học của cây nhọ nồi

Hàn liên thảo chứa các thành phần hóa chất khác nhau như:

  •  Coumestans
  • Polypeptide
  •  Polyacetylenes
  • Steroid
  • Flavonoid
  • Triterpen
  • Thiophene
  • Tanin
Cỏ nhọ nồiCỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hoa màu trắng, nhìn có nét giống hoa hướng dương

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản cây nhọ nồi

  • Bộ phận dùng: Toàn thân
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Cỏ nhọ nồi sau khi thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Cho dược liệu vào bọc ni lông, cột kín miệng và để nơi khô thoáng

Tính vị và quy kinh của cây nhọ nồi

  • Tính vị: Tính hàn và vị ngọt, chua
  • Qui kinh: Vị và Tỳ

Tác dụng cây nhọ nồi

Theo Đông y, cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, mát huyết và bổ gan thận,… Tại Ấn Độ, người dân sử dụng dược liệu điều trị bệnh gan, làm thuốc bổ tổng quát hoặc chữa vàng da. Ngoài ra, họ còn dùng thảo dược tự nhiên này cải thiện tình trạng ăn khó tiêu, đau nhức ở răng, choáng váng hoặc dùng chữa lành vết thương.

Ở Trung Quốc, cây nhọ nồi được ứng dụng trong điều trị bệnh đau mắt, dùng làm chất cầm máu, chữa đau lưng, ho ra máu, vàng da hoặc tiểu ra máy, sưng gan. Còn tại nước ta, dược liệu thường được sử dụng với mục đích cầm máu, điều trị sưng bàng quang, chữa bệnh nha chu, sưng đường tiểu,… Bên cạnh đó, nhọ nồi còn dùng trị mụn nhọt đầu đinh, sốt xuất huyết hoặc bó ngoài giúp liền xương, chống ung thư và một số bệnh lý khác.

Theo Y học hiện đại, cây nhọ nồi có những tác dụng chính sau:

  • Kháng khuẩn, chống viêm: Các nghiên cứu cho biết, một số hoạt chất chứa trong cây nhọ nồi có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch cầu bacillus diphtheria, tụ cầu khuẩn, amip hoặc trực khuẩn viêm ruột thừa (bacillus enteritidis). Do đó, thảo dược thường dùng điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài da
  • Giúp đen tóc và dưỡng da: Dược liệu có tác dụng cải thiện quá trình tuần hòan máu. Do đó, có công dụng tăng lưu thông máu đến da, đặc biệt là da đầu. Vì vậy, tóc và da được nuôi dưỡng tốt trở nên mềm mịn, đen và chắc khỏe hơn
  • Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, chống ung thư: Các thành phần hóa học chứa trong cây nhọ nồi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Đặc biệt, thảo dược có khả năng kích hoạt tế bào limpho T. Vì vậy, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Từ đó giúp dự phòng bệnh ung thư dạ dày.
  • Tác dụng cầm máu: Hoạt chất tanin tìm thấy trong cây cây nhọ nồi có khả năng làm tăng tốc độ đông máu. Do đó, chúng được sử dụng làm thuốc cầm máu
Dược liệu cây nhọ nồiDược liệu cây nhọ nồi
Cây cỏ mực có tác dụng cầm máu, giúp chữa xuất huyết tử cung, rong kinh

Cách dùng và liều lượng cây nhọ nồi

Dược liệu thường dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Thảo dược thường dùng dưới hình thức thuốc sắc hoặc đắp ngoài. Liều lượng dùng có thể gia giảm tùy theo tình trạng cũng như sức khỏe và độ tuổi của người bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi

+ Điều trị bệnh viêm họng

Chuẩn bị 20 gram cỏ nhọ nồi, 12 gram củ rẻ quạt, 16 gram cam thảo đất, 20 gram bồ công anh và 16 gram kim ngân hoa,… Đem tất cả các vị thuốc này sắc nước và uống. Mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 3 – 5 ngày, triệu chứng sưng tấy, đau nhức hoặc nuốt đau ở cổ họng sẽ thuyên giảm.

+ Trị chảy máu cam

Sử dụng 20 gram cỏ nhọ nồi, 16 gram cam thảo đất, 20 gram hoa hòe sao đen. Sắc thuốc và uống.

+ Điều trị sốt cao

Dùng 20 gram cỏ nhọ nồi, 16 gram cây cối xay, 20 gram củ sắn dây, 12 gram ké đầu ngưa, 20 gram sài đất và 16 gram cam thảo đất. Sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang.

+ Cải thiện thiếu máu, giúp ăn ngon và chữa chứng suy nhược cơ thể

Sử dụng 100 gram cây nhọ nồi, 50 gram gừng khô và 100 gram mần trầu. Tất cả thảo dược đem chặt nhỏ, sao vàng và khử thổ. Sắc chung với 3 chén nước cho đến khi cạn còn 8 phân, tắt bếp, lọc lấy thuốc và chia uống 2 lần.

+ Trị sốt xuất huyết nhẹ

Chuẩn bị 12 gram hoa hòe sao đen, 20 gram cỏ nhọ nồi, 20 gram lá sắn dây, 12 gram trắc bá sao đen và 16 gram cam thảo đất. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống đều 3 – 5 ngày.

+ Điều trị mề đay 

Dùng cây nhọ nồi, lá khế, lá dưa chuột, lá huyết dụ, lá xương sông, rau diếp cá, lá nhài. Đem dược liệu rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống. Dùng phần bã đắp lên vùng da bị bệnh trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

+ Trị sốt phát ban

Sử dụng 60 gram cỏ nhọ nồi sắc thuốc uống trong vòng 2 – 4 ngày sẽ giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng bệnh.

+ Chữa bệnh eczema ở trẻ em

Hái 50 gram cỏ nhọ nồi đem sắc thuốc cô đặc. Sau khi vệ sinh da trẻ sạch sẽ, dùng nước này bôi đều lên. Bôi đều mỗi ngày, sau 2 – 3 ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm. Lúc này, dịch rỉ trên da sẽ khô lại, đóng vảy và giảm ngứa rát.

+ Điều trị bệnh xuất huyết tử cung

Chuẩn bị 30 gram cỏ nhọ nồi, 15 gram nữ trinh tử, 15 gram sinh địa, 15 gram thục địa, 60 gram hoàng kỳ, 15 gram phúc bồn tử, 6 gram thăng ma, 10 gram kinh giới sao, 15 gram bạch thược. Sắc uống.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồiBài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi
Điều trị bệnh xuất huyết cổ tử cung bằng cây nhọ nồi

+ Chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt 

Sử dụng 15 gram cỏ nhọ nồi, 15 gram đảng sâm, 10 gram tỏa dương, 10 gram vương bất lưu hành, 12 gram trinh nữ, 15 gram thục địa, 12 gram thỏ ty tử, 10 gram ích trí nhân, 6 gram đương quy, 24 gram thổ phục linh và 15 gram câu kỷ tử, 15 gram hoàng kỳ. Mỗi ngày 1 thang, sắc thuốc uống.

+ Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Chuẩn bị 30 gram cỏ nhọ nồi, 20 gram nữ trinh tử, 15 gram đương quy và 15 gram trạch tả. Sắc uống. Tuy nhiên, trong trường hợp gân nhiễm mỡ nguyên nhân do bia rượu, ngoài các vị thuốc trên, các bạn nên bổ sung thêm 15 gram cát căn, 15 gram chỉ củ tử và 15 gram bồ công anh. Sắc thuốc và chia đều ra uống. Ngoài ra, nếu gan nhiễm mỡ do bệnh béo phì gây nên, các bạn nên thâm 6 gram đại hoàng và 15 gram lá sen vào sắc uống.

+ Chữa chứng rong kinh nhẹ

Dùng lá nhọ nồi khô đem rửa sạch và hãm với nước sôi uống. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng dược liệu tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống. Ở một số trường hợp nếu huyết ra nhiều, các bạn chuẩn bị cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp và lá cây huyết dụ, vị bằng nhau đem sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi

Thảo dược đem lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe, đồng thời giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Mặc dù không gây hạ huyết áp hoặc giãn tĩnh mạch nhưng nếu sử dụng không đúng liều hoặc sai cách, dược liệu có thể gây các phản ứng phụ sau:

  • Đau bụng
  • Nóng rát, nổi ban đỏ trên da

Ngoài triệu chứng nêu trên, cây nhọ nồi có thể tăng co bóp tử cung, dọa hoặc gây sẩy thai. Vì vậy, không nên sử dụng thảo dược điều trị bệnh ở phụ nữ đang mang thai, nhất là thai phụ mang thai trong 3 tháng đầu kỳ.

Mặt khác, thảo dược cũng có thể gây rối loạn đường ruột. Do đó, những đối tượng sau không nên sử dụng:

  • Người bị sôi bụng
  • Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính
  • Người bị tiêu chảy

Bên cạnh đó, không cho trẻ em dùng cây nhọ nồi theo đường uống. Tốt nhất chỉ dùng thuốc dưới dạng đường đắp ngoài da. Tuy nhiên, nên hết sức thận trọng. Bởi ở những trẻ có tiền sử bị dị ứng với dược liệu, thảo dược có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý của cỏ nhọ nồi., Do đó, để giảm thiểu yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, các bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ kinh nghiệm dân gian.

5 / 5 ( 1 vote )
Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

Chiết xuất lá Oregano và những công dụng tuyệt với trong điều trị nấm phụ khoa

Yếu tố nào khiến nam giới giảm ham muốn tình dục?

Chiết xuất tỏi liệu có hiệu quả trong điều trị nấm phụ khoa?

Có nên dùng quả óc chó đen trong điều trị nấm phụ khoa?

Hoa hồi- dược liệu chữa nấm phụ khoa hiệu quả

Chế phẩm sinh học Probiotic có tác dụng với nấm phụ khoa như thế nào?

  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Xem Sản Phẩm Tại Đây
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Facebook
Youtube

Đặt Hàng Qua Messenger Facebook