Chuyển đến nội dung
pro modafinil logo
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
Menu
  • Home
  • Modalert 200mg
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • Giỏ Hàng
  • 0922-063-063

Cam Thảo - Tác Dụng Trị Bệnh Và Những Lưu Ý Khi Dùng

Dàn Ý Bài Viết

  1. Đặc điểm thực vật về cam thảo
    1. Phân loại
  2. Phân bố và môi trường sống của cam thảo
  3. Thành phần hóa học của cam thảo
  4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản cam thảo
    1. Cách bào chế cam thảo
  5. Tính vị và qui kinh của cam thảo
  6. Tác dụng của cam thảo
    1. – Theo Y học cổ truyền Trung Hoa
    2. – Theo nghiên cứu hiện đại
  7. Cách dùng và liều lượng dùng cam thảo
  8. Tác dụng phụ của cam thảo
  9. Bài thuốc chữa bệnh bằng cam thảo
  10. Một số câu hỏi liên quan khi sử dụng cam thảo
    1. Phụ nữ mang thai có được phép dùng cam thảo?
    2. Cam thảo có tương tác với thuốc nào không?
    3. Cam thảo có được dùng chung với nhân trần không?
    4. Nước cam thảo có nên sử dụng liên tục không?
    5. Những đối tượng nào không nên dùng cam thảo?

Cam thảo là loại thảo dược đã được con người sử dụng hàng ngàn năm trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, tính an toàn của dược liệu đối với mọi người vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Do đó, khi sử dụng thảo dược tự nhiên này, các bạn nên thận trọng.

Hình ảnh cây cam thảoHình ảnh cây cam thảo
Cam thảo – Thảo dược được giới Y học Cổ truyền Trung Hoa ứng dụng trong điều trị bệnh

+ Tên gọi khác: Quốc lão, sinh cam thảo và bắc cam thảo,…

+ Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch hoặc Glycyrrhiza glabra

+ Họ: Đậu hoặc Cánh Bướm (Fabaceae)

Đặc điểm thực vật về cam thảo

Cam thảo là loại cây lâu năm, có chiều cao khoảng 0.6 m. Cây có hoa lưỡng tính, thường nở vào tháng 6 – 8. Quả thường chín vào tháng 7 – 10.

Phân loại

Dược liệu được chia thành 2 loại với các đặc điểm sau:

  • Cam thảo sống lâu năm: Có chiều cao từ 30 – 100 cm. Toàn thân cây có lông nhỏ. Cây có lá kép lông chim lẻ với chiều dài từ 2 – 5.5 cm. Quả có hình cong giống lưỡi liềm, có chiều rộng 6 – 8 cm và dài 3 – 4 cm. Bề mặt quả có nhiều lông, màu nâu đen. Trong quả chứa 2 – 8 hạt nhỏ, có màu xanh đen hay xám nâu. Rễ cam thảo sống lâu năm có màu vàng nhạt.
  • Cam thảo nhẵn: Với tên khoa học là Glycyrrhiza glabra L. Cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1.5 m. Cũng giống như cam thảo sống lâu năm, rễ cây cam thảo nhẵn cũng có màu vàng nhạt. Ngoài ra, lá của dược liệu này là lá kép lông chim, hình xoan tù. Quả dẹp, mỗi quả chứa 2 – 4 hạt.

Ngoài ra, cam thảo còn được phân thành 3 loại chính sau:

  • Cam thảo dây (Abrus precatorius): Thường gọi là tương tư đằng, dây chi chi hoặc dây cườm. Thảo dược thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae Papilionaceae), được trồng nhiều ở Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ.
  • Cam thảo nam (Scoparia dulcis L.): Tên gọi khác là thổ cam thảo, dã cam thảo, cam thảo đất hoặc giã cam thảo, thuộc họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae). Dược liệu thường trồng nhiều ở Malaysia, Braxin hoặc Ấn Độ với mục đích làm thuốc trị bệnh. Trong một vài trường hợp có thể sử dụng cam thảo nam thay thế cam thảo bắc chữa bệnh.
  • Cam thảo bắc (Radix Glycyrrhizac Uralensis): Thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae), còn được gọi với tên khác là quốc lão.
Phân loại cam thảoPhân loại cam thảo
Cam thảo dây là một trong những loại cam thảo có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, thảo dược có chứa độc tính, cần cân nhắc kỹ trước khi dùng

Phân bố và môi trường sống của cam thảo

Thảo dược có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Âu. Đây cũng là dược liệu đã được người Ai Cập sử dụng rất nhiều năm về trước với mục đích điều trị bệnh. Sau đó, thảo dược được nhập khẩu vào Trung Quốc và trở thành một loại dược liệu quan trọng trong truyền thống Y học Trung Hoa. Cây thường được trồng nhiều ở các tỉnh Trung Quốc như:

  • Ôn Minh (Sơn Tây)
  • An Đạt và Kiến Bình (Hắc Long)
  • Phú Tân (Liêu Ninh)
  • Khánh Dương, Triệu Châu hoặc Dân Biên (Thiểm Tây)

Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở Hải Hưng, Vĩnh Phú – Tam Đảo và Hà Nội. Ngoài ra, dược liệu còn được tìm thấy ở các nước như:

  • Ấn Độ
  • Thổ Nhĩ Kỹ
  • Pakistan
  • Uzbekistan
  • Turkmenistan
  • Azerbaijan
  • Iraq
  • Ý

Thành phần hóa học của cam thảo

Phần lớn hoạt chất tìm thấy trong thảo dược chủ yếu là Glycyrrhizin. Ngoài thành phần này ra, dược liệu còn chứa các hợp chất khác như:

  • Anethole 
  • Neo-liquiritin
  • Isoflavene Glabrene
  • Isoliquiritigenin
  • Isoflavane Glabridin
  • Isoliquiritin
  • Liquiritin
  • Liquiritigenin
  • Licurazid

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản cam thảo

  • Bộ phận dùng: Thân và rễ cây 
  • Thu hái: Dược liệu thường được thu hoạch từ tháng 2 đến hết tháng 8
  • Sơ biến: Dược liệu sau khi thu hoạch sẽ được rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô
  • Bảo quản: Cho thảo dược khô vào túi và cột kín miệng, bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo.

Cách bào chế cam thảo

Dược liệu được bào chế dưới 3 dạng sau đây:

  • Bột cam thảo: Dược liệu sau khi được cạo bỏ lớp vỏ ngoài đem thái thành lát mỏng tròn. Sau đó sây hoặc phơi khô rồi tán thành bột mịn. Cuối cùng cho vào lọ thủy tinh và đặt ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt để dành dùng dần
  • Sinh thảo: Rễ cây sau khi được rửa sạch, đem đồ mềm. Sau đó, thái rễ thành từng lát mỏng 2mm rồi phơi khô
  • Chích thảo: Dược liệu khô đem tẩm mật ong nguyên chất theo tỷ lệ phối trộn 1 cam thảo : 200 gram mật ong hòa tan 200 ml nước sôi. Cuối cùng đem sao vàng cho đến khi khô là có thể dùng
Tác dụng dược lý của quốc lãoTác dụng dược lý của quốc lão
Cam thảo được bào chế dưới dạng sinh thảo

Tính vị và qui kinh của cam thảo

  • Tính vị: Tính bình, vị ngọt
  • Qui kinh: Tâm, Tỳ, Vị và Phế

Tác dụng của cam thảo

– Theo Y học cổ truyền Trung Hoa

Theo y học Trung Hoa, dược liệu có những tác dụng nổi bật sau:

  • Nhuận phế, ích khí, chỉ thống và thanh nhiệt
  • Giúp giải độc, nội lực, kiên gân và trưởng cơ nhục
  • Chỉ khai, ích tinh, an hồn, lợi bách mạch, định phách, ôn trung
  • Thông kinh mạch, hạ chí, dưỡng khí, thông cửu khiếu, chỉ khát
  • Lợi khí huyết, thông hành 12 kinh, hoãn cấp

– Theo nghiên cứu hiện đại

Một số nghiên cứu lâm sàng về dược lý của cam thảo cho biết, dược liệu chứa hơn 300 thành phần hợp chất khác nhau, nổi bật với đặc tính kháng khuẩn và chống vi rút. Do đó, thảo dược thường được chỉ định với các mục đích điều trị sau:

+ Làm dịu dạ dày

Nghiên cứu khoa học chỉ rõ, hoạt chất Glabrene và Glabridin chiết xuất từ rễ cam thảo là hai thành phần chính của chất chống oxy hóa Flavonoid. Do đó, chúng có tác dụng trong việc sửa chữa và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Đồng thời còn giúp khôi phục cân bằng trong dạ dày.

Thêm vào đó, với đặc tính chống viêm, thảo dược còn giúp tăng cường miễn dịch của Acid Gycyrrhizic. Từ đó giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Vì vậy, thường xuyên sử dụng dược liệu này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét hoặc viêm đau dạ dày. Ngoài ra còn giúp kiểm soát triệu chứng ợ hơi hoặc ợ nóng liên quan đến dạ dày.

+ Giảm căng thẳng

Nước cam thảo thường được các chuyên gia Y học cổ truyền Trung Hoa khuyên dùng. Theo các chuyên gia, căng thẳng trong thời gian dài có thể khiến thượng thận bị kiệt sức do sản xuất quá nhiều Cortisol và Adrenaline. Do đó, thường xuyên dùng nước thảo dược này sẽ giúp kích thích tuyến thượng thận. Từ đó thúc đẩy mức độ Cortisol được sản xuất lành mạnh trong cơ thể, giúp giảm căng thẳng và stress.

+ Chữa viêm da và nhiễm trùng

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Iran Tạp chí Nghiên cứu Dược cho hay, các chất chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng, đặc biệt là Staphylococcus Aureus. Do đó, thảo dược có tác dụng chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da như chốc lở, viêm nang lông hoặc viêm mô tế nào. Ngoài các bệnh này ra, dược liệu còn giúp cải thiện tình trạng đỏ, ngứa, viêm hoặc đóng vảy trên da do bệnh chàm gây nên.

+ Điều trị viêm gan C

Hoạt chất Glycyrrhizin tìm thấy trong thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan C. Theo các chuyên gia, dược liệu có công dụng kháng khuẩn gây viêm gan C trong các tế bào mẫu sống. Thêm vào đó, chúng còn có tác dụng giải độc, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi sự tấn công của Carbon Tetrachloride. Từ đó, giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan C tiến triển theo chiều hướng xấu. 

Bột cam thảoBột cam thảo
Cam thảo có tác dụng điều trị viêm gan C

+ Giúp làm sạch hệ hô hấp

Nước thảo dược có tác dụng làm loãng đờm và chất nhầy có trong hệ hô hấp. Đồng thời kích thích, giúp cơ thể sản xuất chất nhầy lành mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc hệ hô hấp sẽ hoạt động tốt hơn, không có chất nhầy dính hoặc làm tắc nghẽn. Do đó, giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp.

+ Chữa sâu răng

Thảo dược có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Vì thế, sử dụng với liều lượng phù hợp giúp điều trị và phòng tránh bệnh sâu răng.

+ Điều trị viêm họng

Dịch chiết từ cam thảo được xem là phương pháp chữa viêm họng hiệu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là liệu pháp giúp phòng chống bệnh tái phát. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng từ thảo dược này trong vòng 15 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa rát và khó chịu ở vòm hầu họng.

+ Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Một số nghiên cứu về thành phần dược chất trong rễ cam thảo cho thấy, thảo dược này có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Ở Trung Quốc, dược liệu được ứng dụng vào chữa trị một số căn bệnh ung thư. Ở Hoa Kỳ, FDA vẫn chưa phê duyệt đưa thảo dược này vào chữa trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dược liệu tự nhiên này đang được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ hướng đến.

Cách dùng và liều lượng dùng cam thảo

Dược liệu được dùng dưới các hình thức và liều lượng sau đây:

  • Trà: Sử dụng lá và rễ cây dược liệu khô nghiền thành trà và sử dụng. Ngoài ra, có thể kết hợp dược liệu này với các loại thảo dược khác để làm trà. Liều lượng khuyến cáo dùng mỗi ngày không quá 200 ml
  • Bột: Dược liệu sử dụng dưới dạng bột thường thuận lợi trong việc điều trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác như chàm, eczema,…  Liều dùng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 75 milligam/ ngày
  • Chiết xuất lỏng: Chiết xuất cam thảo thường được sử dụng khá phổ biến. Chúng thường được ứng dụng như một chất làm ngọt thương mại trong sản xuất đồ uống và kẹo. Tiêu thụ chiết xuất cam thảo ở mỗi cá nhân không nên quá 30 mg/ ml Acid Glycyrrhizic. Tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều để tránh tác dụng phụ không mong muốn
  • DGL cam thảo: Là sản phẩm không chứa hoạt chất Glycyrrhizin, khá an toàn đối với sức khỏe. DGL thường được khuyến nghị dùng ở đối tượng có triệu chứng tiêu hóa. DGL được sản xuát dưới dạng viên nang, viên nhai, bột hoặc trà. Liều dùng mỗi ngày không quá 5 gram.

Tác dụng phụ của cam thảo

Theo Food and Drug Administration Hoa Kỳ (FDA), việc tiêu thụ quá nhiều dược liệu có thể khiến nồng độ kali trong cơ thể giảm mạnh dẫn đến các triệu chứng như:

  • Sưng
  • Suy tim sung huyết
  • Nhịp tim bất thường
  • Huyết áp cao
  • Co giật

Ngoài những triệu chứng nêu trên, dược liệu có thể gây một vài phản ứng phụ không rõ ràng khác. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu khác lạ sau khi dùng thảo dược, các bạn không nên chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện làm thủ tục kiểm tra.

Bài thuốc chữa bệnh bằng cam thảo

+ Điều trị chứng viêm họng ở người lớn và trẻ em

Sử dụng 10 gram cam thảo hãm với nước đun sôi trong vòng 15 phút. Uống trà thuốc này 2 – 3 lần mỗi ngày, sử dụng 2 – 3 ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

+ Trị mụn nhọt hoặc ngộ độc

Sử dụng 1 muỗng cà phê cao cam thảo hòa tan với 1 cốc nước ấm và uống.

+ Điều trị viêm tuyến vú (Tạp chí Y dược Hồ Nam 1976)

Dùng sinh cam thảo và xích thược, mỗi vị 30 gram, sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục 1 – 3 tháng giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

+ Chữa viêm tắc tĩnh mạch

Hái 50 gram cam thảo tươi đem sắc với 3 chén nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 1 chén, lọc lấy nước và chia ra uống 3 lần trong ngày. Để thuốc phát huy tác dụng chữa trị tốt, bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút.

Bài thuốc chữa bệnh từ cam thảoBài thuốc chữa bệnh từ cam thảo
Thuốc sắc từ cam thảo giúp hỗ trợ điều trị viêm tắc tĩnh mạch

+ Trị chứng đau ở chân và lưng (Tạp chí Trung y Triết Giang năm 1980)

Giúp giảm đau chân, lưng và tăng phạm vi chuyển động cơ bắp và khớp xương bằng cách thủy châm huyệt đau bằng dịch cam thảo với nồng độ 300% 4 ml. Thực hiện đều đặn theo liệu trình, khoảng 4 – 7 lần/ 1 liệu trình. Tùy thuộc vào tình trạng đau cấp hoặc mạn tính mà liệu trình điều trị ở mỗi người khác nhau.

+ Chữa viêm gan (Thông báo Trung dược 1987)

Thuốc sắc cam thảo có tác dụng giảm hoại tử tế bào gan, đồng thời giúp hạn chế sự tăng sinh của các tổ chức liên kết. Do đó, uống nước sắc dược liệu này theo đúng quy định từ bác sĩ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh xơ gan.

+ Điều trị nhiễm độc thức ăn (Báo Tân Trung y 1985)

Sử dụng 9 – 15 gram sinh cam thảo sắc nước. Chia thuốc làm 3 phần và uống trong 2 giờ. Trong trường hợp ngộ độc nặng nên sử dụng 30 gram dược liệu này sắc cô còn 300 ml, cách 3 – 4 giờ dùng rửa dạ dày và truyền dịch.

Một số câu hỏi liên quan khi sử dụng cam thảo

Phụ nữ mang thai có được phép dùng cam thảo?

Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất Glycyrrhiza tìm thấy trong cam thảo nếu tiêu thụ với lượng lớn có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi, gây ảnh hưởng đến vấn đề nhận thức về cuộc sống. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai dùng dược liệu này với liều lượng cao có thể gây sinh non. Do đó, các chuyên gia khuyên chị em không nên dùng cam thảo quá liều trong thời gian mang thai. Tốt nhất nên tham thảo luận với bác sĩ trước khi dùng.

Cam thảo có tương tác với thuốc nào không?

Dược liệu có thể tương tác với các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc hạ kali
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc nhịp tim
  • Thuốc làm loãng máu
  • Liệu pháp hormon
  • Thuốc ngừa thai, thuốc estrogen
  • Thuốc Corticosteroid

Để tránh tương tác thuốc, các bạn có thể dùng DGL nhưng để ngăn ngừa yếu tố rủi ro, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

Cam thảo có được dùng chung với nhân trần không?

Theo các chuyên gia Y học Cổ truyền, cam thảo và nhân trần là hai dược liệu được sử dụng phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh. Chúng không chỉ giúp cải thiện bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên kết hợp chung nhân trần với thảo dược này.

Bởi xét theo bản chất dược tính, cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi đó nhân trần lại giúp đào thải. Nếu sử dụng riêng biệt, hai thảo dược này giúp mang lại công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Nhưng, khi phối trộn chúng, chúng gây phản ứng ngược, làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp.

Ngoài nhân trần, không dùng cam thảo chung với các thảo dược sau:

  • Đại kích
  • Nguyên hoa
  • Cam toại
  • Hải tảo

Nước cam thảo có nên sử dụng liên tục không?

Theo các nghiên cứu dược tính dược liệu ở người cho biết, uống quá nhiều cam thảo đặc với liều lượng > 100 gram nước chiết có thể làm giảm kali máu và tăng huyết áp. Chưa kể đến, có 1 – 2% người bệnh sử dụng quá nhiều sản phẩm nước hoặc kẹo có chứa dược liệu này có nguy cơ tăng huyết áp động mạch cao.

Thêm vào đó, nếu dùng lớn hơn 5 gram hoạt chất Glycyrizin mỗi ngày có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc cơ. Thông thường, các triệu chứng này thường thể hiện rõ ở người bị bệnh gan sử dụng dược liệu quá liều. Chính những tác hại này, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng nước cam thảo liên tục. 

Đối với dạng trà thanh nhiệt có chứa dược liệu này, tuyệt đối không nên dùng quá 2 gói mỗi ngày. Ngoài ra, không dùng nước cam thảo thay thế nước lọc uống hàng ngày. Tốt nhất, các bạn chỉ nên sử dụng nước dược liệu 1 – 2 lần/ tuần.

Những đối tượng nào không nên dùng cam thảo?

Các trường hợp sau không nên sử dụng dược liệu tự nhiên này để điều trị bệnh:

  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch
  • Người mắc bệnh cao huyết áp hoặc huyết áp không ổn định
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Người bị bệnh gan như viêm gan, xơ gan
  • Bệnh nhân bị táo bón mạn tính 
  • Người bị bệnh thận
  • Bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính
  • Người cao tuổi hoặc người yếu mệt lâu ngày

Mặc dù có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh và cải thiện một số tình trạng sức khỏe khác nhưng cam thảo luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, để giảm tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho bản thân, các bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

→ Có thể bạn quan tâm:

  • Cây ngải cứu – Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng
  • Cây bồ công anh – Tác dụng và các bài thuốc hay chữa bệnh
5 / 5 ( 1 vote )
Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng

Lê Bảo Thắng, là một người năng động và nhiệt huyết, luôn muốn tìm tòi và khám phá nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

Yếu tố nào khiến nam giới giảm ham muốn tình dục?

Chiết xuất tỏi liệu có hiệu quả trong điều trị nấm phụ khoa?

Có nên dùng quả óc chó đen trong điều trị nấm phụ khoa?

Hoa hồi- dược liệu chữa nấm phụ khoa hiệu quả

Chế phẩm sinh học Probiotic có tác dụng với nấm phụ khoa như thế nào?

Nên sử dụng sữa chua như thế nào để điều trị nấm men đúng cách

  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Xem Sản Phẩm Tại Đây

Copyright © 2020 Pro Modafinil. All rights reserved.

  • +84-922-063-063
  • promodafinil.com@gmail.com
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Menu
  • Home
  • Review
  • Shop
  • Hoàn Tiền
  • Vận Chuyển
Facebook
Youtube