Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
-
- Cảm thấy khô họng
- Đi tiểu nhiều và thường xuyên
- Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
Như vậy, thông qua những triệu chứng phổ biến trên rất khó để có thể phát hiện bệnh. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên đi tới bệnh viện và thực hiện một vài xét nghiệm. Bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Ảnh của bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nhất đinh tới mẹ và bé, cụ thể như sau:
Đối với thai nhi
Các yếu tố gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ
Có rất nhiều nguyên nhân dấn tới bệnh tiểu đường thai kỳ, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể tới bao gồm:
-
- Thừa cân, bị bệnh béo phì.
- Trước đây đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong thai kỳ trước.
- Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Những người có nguy cơ mắc bệnh tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường), có nghĩa là mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Khi nào nên sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ?
Sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện trong thời gian mang thai 24-28 tuần. Nếu có rủi ro hay có khả năng phát bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ sàng lọc bệnh tiểu đường từ lần khám đầu tiên đến chăm sóc tiền sản.
Khi bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì cần làm gì?
1. Ăn uống điều độ
Việc ăn uống ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong khi mang thai sẽ thay đổi theo mức độ đường trong máu. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe sẽ có thể đưa ra những thực đơn ăn kiêng có lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Người bị bệnh tiểu đường thai kỳ cần lưu ý ăn đúng lượng carbohydrate và chọn các đồ ăn chứa carbohydrate phức hợp. Thực đơn thức ăn của người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng giống như bệnh nhân tiểu đường nói chung. Mục đích của những món ăn trong giai đonạ mắc bệnh là để kiểm soát mức đường ổn định.
Nếu bạn không thể theo chương trình mà bác sĩ khuyên dùng hoặc vẫn có lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Khi đó, cơ thể có thể sẽ sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng thay vì sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Điều này có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
2. Tích cực tham gia hoạt động thể chất
-
- Di chuyển thường xuyên hoặc tập thể dục phù hợp cho bà bầu sẽ giúp cơ thể có mức glucose trong mức ổn định hơn
- Nếu bạn bị huyết áp cao Hoặc có mức cholesterol cao tập thể dục có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn.
- Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, tăng độ đàn hồi của xương, tim, cơ bắp, và các khớp xương khác nhau.
- Đi dạo nhẹ nhàng cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
Như vậy, để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ, người mẹ cần tập thể dục thường xuyên và ăn thực phẩm lành mạnh để kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nhiều bác sĩ cũng khuyên rằng việc tự cho con bú sẽ giúp đốt cháy năng lượng tốt hơn.
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đọc nói chung cũng như các bà mẹ đang mang thai nói riêng đã biết thêm những kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường thai kỳ cùng cách phòng tránh bệnh đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.