Để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, người bệnh có thể thực hiện những mục tiêu nhỏ mỗi ngày và duy trì chúng. Bằng cách thực hiện những bước tiến nhỏ, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện sức khỏe của mình từng chút một mà không cần quá khắt khe với quy tắc phải tuân thủ hằng ngày. Dưới đây là năm mục tiêu để bạn có thể đặt ra để kiểm soát bệnh của mình tốt hơn.
1. Bắt đầu mục tiêu bằng cách giảm 5% trọng lượng cơ thể
Bạn có thể thấy rằng cân nặng của mình chưa được lý tưởng và đặt mục tiêu phải giảm 10-20 kg nữa mới đẹp. Tuy nhiên, bạn không cần phải giảm nhiều như vậy vì những điều đó chưa hẳn đã tốt cho sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bạn giảm 5% trọng lượng thì khả năng bạn không mắc bệnh tim sẽ tăng lên, bởi lẽ bằng cách này, bạn có thể cải thiện huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol HDL.
Vì vậy, bạn nên bắt đầu bằng cách tập trung giảm 5% trọng lượng cơ thể và duy trì ổn định cân nặng của mình. Sau đó, dần dần đặt ra những mục tiêu lớn hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay đổi lối sống như tập thể dục và giảm cân là cách hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.
2. Bổ sung thêm 7 gam chất xơ cho cơ thể
Chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no và kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng hầu hết mọi người không có đủ chất này.
Trung bình, người Mỹ chỉ hấp thụ 16 gram chất xơ mỗi ngày, ít hơn một nửa so với lượng chất xơ được khuyến nghị cho nam giới (30-36 gram), và khoảng hai phần ba những gì phụ nữ nên hấp thụ (25 gram). Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ăn thêm 7 gram chất xơ mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường vì họ dễ mắc bệnh tim hơn những người khác.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng và phải thay đổi toàn bộ thực đơn dinh dưỡng bổ sung chất xơ. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn thêm một vài miếng trái cây, chẳng hạn như một quả chuối cùng với một quả táo có thể cung cấp 7 gram chất xơ cho cơ thể. Một cốc nhỏ hạnh nhân sẽ giúp bạn hấp thụ thêm 3.5 gram chất xơ. Ngoài ra, bạn có thể thử ngũ cốc nguyên cám thay vì các loại ngũ cốc đã qua tinh chế để bổ sung thêm một vài gram chất xơ vào bữa sáng hoặc bữa trưa.
4. Ăn thêm nhiều rau
Khi còn bé, chắc hẳn bạn sẽ được nghe mọi người nhắc nhở "hãy ăn nhiều rau" vào. Tuy nhiên, hầu hết người trưởng thành lại không có thói quen ăn rau mỗi ngày, thậm chí không thích ăn rau. Tuy nhiên, chỉ cần thêm một loại rau thay cho thực phẩm khác mỗi ngày một lần là bạn đã đạt được một mục tiêu nhỏ trong thực đơn ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
- Hạn chế tối thiểu việc ăn khoai tây chiên và các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thay vào đó hãy ăn salad
- Nấu một ít mì ống, ăn kèm mỹ ống với một số loại rau, củ, quả như trái atiso, zucchini hoặc nấm.
- Ăn rau diếp trong bữa trưa thay vì ăn sandwich, hoặc cho thêm một vài loại rau tráng cùng trứng.
Những thay đổi như thế này có thể giúp loại bỏ bớt lượng calo, cung cấp cho bạn nhiều chất xơ hơn và giúp bạn cảm thấy no. Điều đó có thể tránh việc bạn ăn quá nhiều, nói cách khác, nó đang giúp bạn giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
5. Duy trì thói quen tốt hàng ngày
Khi bạn đạt được những cột mốc đầu tiên, hãy tiếp tục duy trì điều này. Khi bạn đã quen với việc ăn rau xanh hằng ngày, hãy tiếp tục giữ thói quen đó. Sau khi bạn đã giảm 5% trọng lượng đầu tiên, hãy tiếp tục duy trì điều đó.
Một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu khi họ giảm ít nhất 2% trọng lượng cơ thể. Nhưng để thấy được những cải thiện rõ rệt hơn, như giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện lượng đường trong máu trong thời gian dài, hãy đặt mục tiêu giảm 10 đến 15% trọng lượng cơ thể của bạn.
Khi giảm được cân, bạn sẽ thấy vui vì những điều nhỏ bé như thấy thắt lưng của mình bị rộng, chiếc nào này cũng không còn chật nữa. Bạn sẽ thấy tâm trạng mình tốt lên rất nhiều nhờ những điều vô cùng nhỏ bé. Và chính những điều nàycó thể thúc đẩy bạn tiếp tục giảm được nhiều cân hơn nữa.
Trên đây là những việc đơn giản, nhưng lại góp một phần to lớn trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường của bạn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, chính bản thân bạn sẽ tự chịu trách nhiệm về bệnh tiểu đường của mình chứ không phải ai khác nên hãy duy trì những thói quen tốt hằng ngày.
Hi vọng bài viết trên đã mang tới cho bạn những điều bổ ích, và giúp bạn có thêm động lực để đạt ra những mục tiêu nhỏ ngay từ bây giờ, để có những thành công lớn trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường loại 2 nói riêng.